Nhãn hiệu
Phân loại
Dung tích
Đặc tính

Những hiện tượng sữa tươi bị hỏng thường thấy

Ngày đăng: 05/08/2021

Sữa tươi là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sữa là mặt hàng nhạy cảm, nên có thể bị hư hỏng bởi nhiều yếu tố. Sản phẩm sữa hư sẽ phản ánh rất cụ thể qua mùi và vị mà người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được

4 hiện tượng để nhận biết sữa hư:

  1. Vị đắng
  2. Phồng chua
  3. Vón cục, tách lớp
  4. Nấm mốc


Chúng ta sẽ đi tìm nguyên nhân khiến sữa hư ở phần kế tiếp

1/ Sữa hư do nhà sản xuất (Tỉ lệ 1%)

Tâm lý người tiêu dùng khi phát hiện sữa hư sẽ nghi ngờ chất lượng từ nhà sản xuất. Đây cũng là tâm lý phổ biến khi khách hàng gặp sự cố với bất kỳ loại sản phẩm nào. Tuy nhiên, sữa hư xuất phát bởi nhà sản xuất chiếm tỉ lệ nhỏ vì yếu tố chuyên môn và tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt của tập đoàn, cơ quan quản lý


 - Thu hoạch sữa nguyên liệu: Hiện các nhà máy áp dụng công nghệ vắt sữa vô trùng, tránh vi khuẩn xâm nhập. Việc áp dụng máy vắt sữa tự động, sữa từ bầu vú bò được vắt và chạy thẳng vào bồn lạnh – nghĩa là quy trình “kín hoàn toàn”, sữa nguyên liệu không một giây nào tiếp xúc với không khí để có thể bị nhiễm khuẩn bởi vùng tiểu khí hậu

Bao bì tiệt trùng: Bao bì hộp sữa cũng được tiệt trùng trước đó và quy trình chiết rót sản phẩm diễn ra ở môi trường hoàn toàn vô trùng.Đa số các hãng lớn hiện nay sử dụng bao bì 6 lớp của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Tetra Park (Thụy Điển) hay Combibloc (Đức). Bao bì được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: giấy 75%, nhựa 21% và nhôm 4%, có khả năng ngăn 100% ánh sáng và vi khuẩn có hại từ không khí xâm nhập - vốn là nguyên nhân chính khiến thực phẩm nhanh hư hỏng, biến chất.

- Kiểm nghiệm và lưu mẫu: Các nhà sản xuất đều thực hiện kiểm nghiệm và lưu mẫu với mỗi lô sữa sản xuất. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Các mẫu lưu và kiểm nghiệm đều được bảo lưu để đảm bảo việc điều tra của cơ quan chính phủ

2/ Sữa hư do kênh phân phối, đại lý (Tỷ lệ 80%)

Sữa tươi sau khi đóng hộp từ nhà sản xuất sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua nhiều kênh trung gian

Mô hình thường thấy trong phân phối:


Nhà sản xuất -> Nhà phân phối -> Đại lý cấp 1 -> Đại lý cấp 2 -> Người tiêu dùng

Đối với các sản phẩm sữa tươi nhập khẩu, mô hình sẽ có thêm sự tham gia của nhà vận chuyển trên biển và kho vận tại cảng tàu.

Chẳng hạn, trong quá trình vận chuyển, sản phẩm bị tác động từ lực cơ học hoặc tác nhân bên ngoài như va đập, quăng quật, đè nén khiến bao bì bị vỡ, nứt, biến dạng (mà đôi khi mắt thường không thấy được), dẫn đến việc vi sinh vật xâm nhập, chuyển hóa và gây nên các hiện tượng như trên.

Do vậy, việc chọn đại lý cung cấp sữa với yếu tố chuyên môn và nghiệp vụ bảo quản sản phẩm sữa tốt sẽ giúp người tiêu dùng tránh mua phải các sản phẩm lỗi.


3/ Sữa hư do người tiêu dùng (Tỷ lệ: 20%)

Một số nguyên nhân phía người tiêu dùng bao gồm

  1. Không bảo quản lạnh sau khi mở nắp
  2. Đặt sữa tại nơi quá lạnh hoặc quá nóng, gần nguồn nhiệt
  3. Thay đổi nhiệt đột ngột trong tủ lạnh, thường do mất điện
  4. Chất các vật nặng lên thùng sữa gây xì chảy


Tại SuaTuoi.com, với kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vự sữa tươi, đặc biệt quan tâm đến người tiêu dùng, chúng tôi tuân thủ nguyên tắc nhập và xuất hàng để đưa những sản phẩm tốt đến khách hàng


Thông báo nghỉ lễ 2 ngày 30/04 và 01/05